Giải pháp cho ngành bảo hiểm

0
451

Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đưa ra giải pháp chung để thực hiện BHYT toàn dân với nội dung: “Xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010. Tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân tự nguyện tham gia BHYT. Đa dạng hóa các loại hình BHYT, chú ý các loại hình BHYT dựa vào cộng đồng.

Tạo nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, viện trợ, các quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng, quỹ xóa đói giảm nghèo để trợ giúp cho người nghèo, người sống ở vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình BHYT phù hợp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống BHYT. Có phương thức thanh toán phù hợp để người tham gia BHYT được chăm sóc với chất lượng tốt, không bị phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh”. Từ giải pháp chung trên cộng với thực tế diễn tiến của việc thực hiện chính sách BHYT trên cả nước thì những giải pháp chi tiết cần quan tâm.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa ba nhân tố chủ chốt: Để hoàn thiện và phát triển chính sách BHYT thì việc giải quyết mối quan hệ giữa Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Cơ sở khám chữa bệnh và bệnh nhân BHYT là ưu tiên hàng đầu. Do vậy, tự thân của mỗi chủ thể trong quan hệ về BHYT này phải vận động không ngừng theo những biện pháp riêng của mình.

Nhìn lại mối quan hệ giữa BHYT và người tham gia BHYT sẽ thấy: Đây không phải là quan hệ xin – cho hoặc ban phát mà là quan hệ sòng phẳng, thuận mua vừa bán, vì khi đóng tiền mua BHYT, người tham gia BHYT trở thành thân chủ của BHYT. Trong quan hệ trên thì BHYT phải phục vụ thân chủ của mình tốt hơn. Nhưng trên thực tế điều này chưa thực hiện được.

Để giải quyết hài hòa được mối quan hệ sòng phẳng này thì mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ phải tự thân vận động, cải cách bản thân mình.