Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất 30/04/1975, đất nước ta gặp nhiều khó khăn trên mọi phương diện từ kinh tế, giáo dục, …nói chung đến lĩnh vực y tế nói riêng. Nguồn kinh phí hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh thiếu, cơ sở hạ tầng tại các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương chưa được tu sửa, xuống cấp. Kết quả tất yếu là chi phí khám chữa bệnh tăng trong khi người dân chưa được đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh triệt để.
Năm 1989, Nhà nước đã áp dụng chế độ thu một phần viện phí nhằm đảm bảo tốt hơn trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chế độ thu một phần viện phí chỉ có thể giúp một bộ phận dân cư, chủ yếu là những người có thu nhập khá được khám chữa bệnh, số còn lại chiếm tỷ lệ không lớn trong xã hội, đại bộ phận những người có thu nhập trung bình, người nghèo khó tiếp cận với dịch vụ y tế của Nhà nước và như vậy họ không được hưởng một phần sự bao cấp của Nhà nước qua giá viện phí. Vấn đề thu viện phí trực tiếp từ người bệnh đã ảnh hưởng đến sự bảo đảm công bằng trong khám chữa bệnh giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước lúc này là sẽ dần khôi phục và đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực. Rõ nét nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986 đã nhấn mạnh vấn đề đổi mới “ trước hết là tư duy kinh tế”, “từ đổi mới tư duy mà có chủ trương chính sách mới”. Những chủ trương, chính sách mới sau đó lần lượt ra đời, mở ra một thời kỳ tiến tới cho đất nước. Trong lĩnh Trang 30
vực y tế cũng vậy, chính sách BHYT đã dần manh nha và phát triển. Tiên phong đầu tiên đánh dấu sự manh nha của chính sách BHYT là Nghị định 299/HĐBT ngày 15/08/1992. Chính sách BHYT đã có tác dụng sâu rộng, góp phần không nhỏ vào vai trò quỹ dự phòng và hỗ trợ kinh phí cho ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.